Theo đó, bộ Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp cùng bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ Xây dựng, bộ Tài chính, bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn địa phương triển khai thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
Việc chỉ đạo, hướng dẫn địa phương triển khai thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế sẽ được thực hiện từ năm 2021 - 2025. Sản phẩm cần đạt được là văn bản chỉ đạo, hướng dẫn được ban hành. Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ từ kinh phí của bộ Tư pháp.
Theo kế hoạch, việc thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế sẽ được tiến hành từ năm 2022 - 2025. Việc liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế phải được triển khai trong thực tế.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, một số yêu cầu đặt ra:
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác về mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin về công chứng, công chứng số.
Thứ năm, kiểm tra, khảo sát, đánh giá, tổ chức tọa đàm, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng.
https://www.phapluatxahoi.vn/tin-tuc-se-thi-diem-lien-thong-thu-tuc-thue-va-cong-chung-dang-ky-quyen-su-du-a508586.html
Theo CK
(Pháp luật xã hội)